Mề đay cấp tính là một dạng của bệnh nổi mề đay và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Mặc dù có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng mề đay cấp tính thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên, chính vì là cấp tính nên các phản ứng gây ra mề đay xảy ra đột ngột, mức độ cũng nghiêm trọng hơn mãn tính. Vậy nên, nắm rõ biểu hiện, nguyên nhân và hướng xử lý khi bị mề đay cấp tính là rất cần thiết mà mỗi chúng ta không nên bỏ qua.
Mục Lục
Biểu hiện của mề đay cấp tính
Bệnh nổi mề đay được gây ra bởi một phản ứng viêm, khiến các mao mạch ở lớp hạ bì (lớp mô ngay bên dưới lớp da bên ngoài) bị rò rỉ chất lỏng. Khi điều này xảy ra, chất lỏng sẽ bị tích tụ ở dưới da, phá vỡ tế bào lân cận và gây ra tình trạng sưng nề, phù và đỏ. Những hiện tượng này sẽ dẫn đến sẩn, phù và ngứa do dây thần kinh bị kích thích.
Mề đay cấp tính tồn tại trong vài ngày hay vài tuần, tối đa là 6 tuần và có những đặc điểm cụ thể khiến chúng khác biệt với các tình trạng da khác, bao gồm:
- Vùng da bị ảnh hưởng hơi nhô cao so với bề mặt, có màu hồng hoặc hơi đỏ.
- Khi ấn vào những nốt sẩn, nó sẽ chuyển thành màu trắng và trở lại trạng thái ban đầu sau vài phút mà không có sang thương mới.
- Sẩn phù có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, hình dạng thay đổi, di chuyển và biến mất trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân mề đay cấp tính
Như đã đề cập ở trên, mề đay và phù mạch là do histamine và các chất trung gian khác được giải phóng từ tế bào mast và basophils. Immunoglobulin E (IgE) thường làm trung gian cho sự giải phóng này, nhưng kích hoạt tế bào mast không do IgE và không di truyền cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Trên thực tế, trong 50% bệnh nhân bị mề đay cấp tính, một nguyên nhân cụ thể có thể được xác định, thường là tiếp xúc (tiếp xúc trực tiếp, đường uống hoặc đường tĩnh mạch). Một vài nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, nhiễm trùng cũng có liên quan đến tình trạng này.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu trong nổi mề đay cấp tính và trẻ em. Những thực phẩm như hải sản, trứng, hạt cây như óc chó, hạnh nhân hay một số loại quả như dâu tây, kiwi đều có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi mề đay.
Dị ứng thuốc
Hầu như bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra phản ứng. Chúng có thể là một hoặc nhiều loại thuốc cùng đồng thời xảy ra. Thuốc kháng sinh, chẳng hạn penicillin, thuốc giảm đau như aspirin hay huyết thanh đều là những thuốc gây nổi mề đay thông qua các phản ứng dị ứng hoặc qua thoái hóa tế bào mast trực tiếp.
Ở một số trường hợp, các kích thích vật lý, bao gồm áp lực, lạnh, nóng, nhiệt độ cơ thể cao nếu xảy ra thường xuyên sẽ có xu hướng chuyển thành mãn tính.
Ngoài các kích thích về thể chất, căng thẳng cũng liên quan đến sự phát triển hoặc làm tình trạng mề đay cấp tính trở nên xấu đi. Nguyên nhân chính xác chưa được tìm ra, nhưng người ta tin rằng, việc giải phóng các hormon gây căng thẳng như cortisol có thể đã kích thích mề đay xuất hiện. Như vậy, căng thẳng không trực tiếp gây ra mề đay, thay vào đó, nó kích hoạt phản ứng tự miễn dịch tấn công các mô của chính mình.
Cách chữa mề đay cấp tính
Trong khi số ít trường hợp mề đay cấp tính tự biến mất mà không cần điều trị thì đa phần những đối tượng khác đều cần dùng thuốc và chăm sóc da. Điều trị mề đay cấp tính hay mãn tính cũng đều dựa trên nguyên tắc cơ bản là tránh tác nhân gây bệnh. Điều này có thể được tiến hành bằng cách dựa trên lịch sử tiếp xúc hoặc xét nghiệm da.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay cấp tính đều liên quan đến dị ứng và là tự giới hạn, có thể hết trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu ngứa do mề đay quá dữ dội, một miếng gạc ướt, lạnh là sẽ giúp bạn làm dịu cơn ngứa và giảm sưng. Điều này được tiến hành bằng cách ngâm một chiếc khăn vào bát nước đá và áp trực tiếp lên da. Bên cạnh đó, một số biện pháp dưới đây cũng có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà mề đay mang lại.
Lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, đủ rộng để hạn chế da bị bó xát vào quần áo, gây kích ứng.
- Ngâm mình trong bồn tắm với bột yến mạch hoặc baking soda để dưỡng ẩm và giữ cho da không bị mất nước.
- Uống nhiều nước để thanh nhiệt và thải các chất độc ra ngoài.
- Tăng hàm lượng rau xanh, hoa quả giúp làm mát cơ thể.
- Thoa dung dịch lotion calamine lên da để giảm ngứa.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, sẽ khởi phát mề đay xuất hiện và nặng hơn.
- Thư giãn, tránh căng thẳng, làm việc, sinh hoạt hợp lý.
Thuốc chữa mề đay cấp tính
Nếu các biện pháp giảm ngứa ở trên không có hiệu quả, thuốc sẽ là giải pháp thay thế mà bạn cần hướng đến. Những thuốc được dùng trong bệnh mề đay nói chung là thuốc kháng histamin, chống viêm corticoid… Nhìn chung, với mề đay cấp tính, các thuốc này đều có thể đáp ứng các yêu cầu điều trị là giảm triệu chứng của mề đay nhanh. Tuy vậy, bản chất của thuốc là ức chế hệ miễn dịch, không chữa bệnh nên dừng thuốc là mề đay tái phát, dẫn đến vòng luẩn quẩn “ngứa – uống thuốc – không uống – ngứa”. Ngoài ra, thuốc còn gây buồn ngủ và gây độc cho gan thận.
Mề đay là bệnh dễ tái phát, nên nếu không được điều trị đúng từ ban đầu sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn cho việc chữa trị sau này. Nhưng thuốc không thể điều trị dứt điểm mề đay và phải cần một yếu tố có thể hỗ trợ nó tác động vào cơ thể từ bên trong.
Với nguyên lý đó, các thảo dược có tác dụng tăng cường, cũng như bảo vệ chức năng gan, thận, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch là Cao nhàu, Cao gan, L – Carnitine Fumarat đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Phụ Bì Khang. Không những phục hồi các chức năng của cơ thể, Phụ Bì Khang còn giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó cải thiện triệu chứng mề đay bên ngoài, hỗ trợ quá trình hồi phục các tổn thương nhanh hơn. Nhờ đó mà Phụ Bì Khang có thể ngăn chặn nguy cơ mề đay cấp tính chuyển sang mãn tính, hạn chế hiện tượng tái phát.
Mề đay cấp tính có thể chữa khỏi nếu người bệnh xác định được nguyên nhân gây bệnh và áp dụng biện pháp can thiệp đúng nhất. Tuy nhiên, dù là biện pháp nào thì người bệnh cũng cần kiên trì, bởi mề đay không thể chữa khỏi một sớm một chiều, mà nếu không chữa sẽ thành mãn tính, càng khó khỏi hơn. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh nổi mề đay, chúng ta nên đi khám tại những bệnh viện da liễu hoặc cơ sở y tế lớn để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc gặp phải tình trạng mề đay, dị ứng, mẩn ngứa, hãy để lại thông tin hoặc số điện thoại bên dưới, Inbox hoặc chủ động gọi đến Tổng đài 0969 644 576 (giờ hành chính), để được các chuyên gia Da liễu giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.