Bệnh mề đay mãn tính là những vết mề đay ngứa dai dẳng và lặn trong vòng 6 tuần hoặc nhiều hơn. Nguyên nhân thường không rõ ràng, một số trường hợp có các triệu chứng như sưng môi, lưỡi hoặc các khu vực khác của cơ thể theo thời gian.
Mề đay mãn tính có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, các vết mề đay trông giống như những mụn nhẹ, có màu trắng hoặc màu đỏ và gây ngứa. Mề đay mãn tính có thể gây ra các triệu chứng sau: Sưng phù nề ở mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng và có thể gây khó thở.
Để điều trị mề đay mãn tính trước tiên cần tìm ra và loại bỏ các yếu tố gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính, dưới đây là một số nguyên nhân bệnh mề đay chủ yếu:
1.Nguyên nhân tự miễn
Tự miễn có nghĩa là hệ thống miễn dịch gây hại cho một số tế bào của cơ thể. Thông thường, cơ thể chúng ta tạo ra các protein được gọi là kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. Ví dụ như khi chúng ta bị cảm lạnh hoặc đau họng thì các kháng thể trong cơ thể chúng ta giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Bệnh tự miễn dịch là cơ thể tạo ra kháng thể tương tự (tự kháng) để tấn công các tế bào bình thường trong cơ thể. Trong mề đay, các kháng thể bám vào các tế bào dưới da và gây ra sự giải phóng histamine và các hóa chất khác. Lý do xảy ra tình trạng này thường là không rõ ràng.
2. Do dị ứng
Dị ứng với một loại thức ăn, thuốc men hoặc ký sinh trùng (như giun trong ruột) là nguyên nhân phổ biến và dai dẳng (mãn tính) nổi mề đay.
3. Các tác nhân vật lý
Là các tác nhân gây kích thích như nóng, lạnh, cảm cúm, tập thể dục hoặc ánh sáng mặt trời mạnh. Những nguyên nhân này thường gây ra mề đay cấp tính nhưng một số trường hợp có thể gây ra các triệu chứng mãn tính.
4. Các nguyên nhân khác
Một mầm (vi khuẩn) gọi là Helicobacter pylori (H.pylori) thường được tìm thấy trong dạ dày có thể là một yếu tố gây mề đay.
Để điều trị bệnh mề đay mãn tính trước tiên cần tìm ra và loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Tránh các loại thức ăn, đồ uống dễ gây dị ứng, đặc biệt nên tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, gia vị…
1. Thuốc kháng Histamine
Giải phóng histamine dưới da có liên quan trong việc gây ra mề đay. Thuốc kháng histamine có tác dụng ngăn chặn các tác động của histamine. Hiện nay, có nhiều loại thuốc kháng histamine khác nhau, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế không được khuyến cáo dùng lâu dài vì có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến việc mề đay sẽ tái phát liên tục dẫn đến tình trạng nặng.
2. Làm dịu phát ban
Các loại kem bôi như tinh dầu bạc hà hoặc Calamine lotion có thể giúp làm mát da và giúp giảm các triệu chứng ngứa. Giải pháp này cũng chỉ có tác dụng giảm ngứa trong thời gian rất ngắn và sử dụng khá bất tiện.
3. Tránh các tác nhân làm cho mề đay trầm trọng hơn
Bạn nên tránh các tác nhân có thể nghi ngờ gây ra mề đay, bạn nên ghi lại nhật ký ăn uống của mình để tìm ra nguyên nhân gây bệnh dễ dàng hơn. Một số cách có thể làm giảm các triệu trứng mề đay như mặc quần áo rộng thoáng mát, giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ. Một số loại thuốc có thể dùng trong điều trị mề đay như thuốc giảm đau chống viêm, …
Khắc phục được những hạn chế của các phương pháp trên như dễ tái phát nếu sử dụng lâu dài, không tốt cho gan, thận, khó sử dụng, cũng như ứng dụng được những thành tựu của các loại đông dược có tác dụng tốt trong điều trị mề đay là Cao nhàu, L-carnitine, Cao gan, các nhà khoa học đã bào chế ra TPCN viên nén Phụ Bì Khang rất dễ sử dụng cho người bệnh.
TPCN viên nén Phụ Bì Khang là giải pháp khoa học cho các trường hợp mề đay mãn tính đang được các BS tại các BV da liễu áp dụng cho bệnh nhân của mình. Sản phẩm có các thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường chức năng gan, thận, tăng khả năng đào thải chất độc và giảm sự mẫn cảm của cơ thể trước môi trường, hỗ trợ điều trị các trường hợp mề đay mãn tính, ngăn ngừa tái phát hiệu quả và không có tác dụng phụ.
Xem thêm:
Mề đay cấp tính, nguy cơ chuyển sang mãn tính
GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO BỆNH MỀ ĐAY MẨN NGỨA TÁI PHÁT
——————————————————————————-
TPCN viên nén Phụ Bì Khang – Hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mãn tính
** Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người
Câu hỏi: Tôi bị tiểu đường có dùng được thuốc này không? Chuyên gia trả lời: Chào Bạn Việc phối kết hợp với các thuốc khác sẽ không có tính đối kháng; nghiên cứu về sản phẩm đã ghi nhận việc phối hợp với các thuốc điều trị khác không làm …
Câu hỏi: Thưa chuyên gia. tôi đi xét nghiệm thì nhận được kết quả là nhiễm ký sinh trùng nên mới bị nổi mề đay, dị ứng, bác sĩ đã cho tôi thuốc uống được một thời gian mà tôi vẫn thấy ngứa. Cho tôi hỏi thuốc này có chữa khỏi …
Câu hỏi: Em bị dị ứng nổi mẩn đã 2 năm nay. Cứ ăn các loại thực phẩm làm từ đậu nành là người em lại nổi mẩn ngứa khắp người. Mỗi lần như vậy em lại phải uống thuốc chống dị ứng nhưng nó không hết mà chỉ được một …
Câu hỏi: Trẻ nhỏ 5 tuổi thì có dùng được Phụ Bì Khang không? ( Đỗ Minh Đức ) Chuyên gia trả lời: Chào bạn Với trường hợp bé 5 tuổi, bạn nên sớm cho con sử dụng Phụ Bì Khang nhé. Sử dụng Phụ Bì Khang giúp tăng cường chức …
Câu hỏi: tôi bị mề đay mãn tính đã lâu và được biết nguyên nhân là do tôi bị dị ứng với ngao. Từ khi biết bệnh tôi không ăn bất cứ một loại hải sản nào. Cho tôi hỏi nếu uống phụ bì khang thì tôi có thể được ăn …